NGUYÊN LÝ:
DƯƠNG TRƯỚC ÂM SAU VÀ ÂM THUẬN TÙNG DƯƠNG TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
Anh chị em thân mến,
Trong ứng dụng phong thủy, vì một nguyên lý lý thuyết đã thất truyền khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử từ hơn 2000 năm trước nên tất cả các phương pháp ứng dụng của lý học Đông phương đều thiếu hẳn một lý thuyết nền tảng phản ánh một thực tại tạo ra nó. Bởi vậy những phương pháp luận của nó và phương pháp ứng dụng đều mơ hồ và một thời bị coi là mê tín dị đoan. Khi cuộc sống hiện đại phát triển, những phương pháp ứng dụng – do thiếu một nền tảng lý thuyết căn bản – nên không phát triển theo kịp cuộc sống hiện đại. Từ đó, các phong thủy gia đưa ra các quan niệm về khả năng ứng dụng mới, không hề có cơ sở hợp lý trong phong thủy. Những quan niệm này cho rằng:
* Bếp phải theo tuổi vợ mà không theo tuổi chống. Vì bếp là nội gia thuộc về người vợ.
* Họ cũng quan niệm rằng: Ngày xưa dưới chế độ phong kiến thì làm nhà theo tuổi đàn ông. Bây giờ nam nữ bình đẳng thì ai là người làm ra kinh tế trong gia đình thì lấy cung phi người đó làm căn bản.
Hoặc giả những phương pháp rời rạc như Dương Trạch Tam Yếu thì lúng túng trong việc phiên tinh tầng nhà, khi những nhà cao tầng xuất hiện. Phương pháp Huyền Không thì lúng túng khi giải thích một loạt những căn nhà phố cùng sơn hướng và kiến trúc giống hệt nhau. Phương pháp Loan Đầu Thủy Pháp thì không liên hệ được những căn nhà trong các khu phố hiện đại khi mà hình thể sông ngòi, thế đất đều được qui hoạch bằng phẳng.
Chính những điều này sẽ cho chúng ta thấy được tính ưu việt của Phong thủy Lạc Việt, vốn là sự tổng hợp của những yếu tố tương tác một cách nhất quán trong một nguyên lý căn để là “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” và thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán , hoàn chỉnh. Trên cơ sở này, Phong Thủy Lạc Việt sẽ giải quyết một cách hợp lý các tình trạng nói trên.
Nguyên tắc nhất quán của Phong Thủy Lạc Việt là:
“Dương trước Âm sau” và “Âm thuận tùng Dương”.
Nguyên lý này được phát biểu nhân danh thực trạng từ khởi nguyên vũ trụ mà tôi đã nói ngay từ phần mở đầu khi giải thích “Thái cực sinh lưỡng nghi”.
Chúng ta không nên hiểu một cách máy móc rằng “Dương là đàn ông” và “Âm là phụ nữ”. Nam Dương, Nữ Âm chỉ là sự phân biệt đồng đẳng cùng loại. Trong cùng loại thì Đực Cái phân Âm dương theo tính đồng đẳng không gian. Nhưng theo chiều thời gian cùng đẳng hướng thì “Dương trước Âm sau”. Giống cái cũng có thể là Dương ,trong trường hợp mẹ con. Vì mẹ trước con sau theo trục thời gian và đẳng hướng.
Đây chính là lý do mà cần phải có cung phi nữ. Việc cần có cung phi nữ trong phi cung Bát trạch thể hiện tính bình đẳng nam nữ trong nền văn hiến Lạc Việt huyền vĩ. Đó chính là thể hiện sự quan tâm đến phụ nữ khi họ là: mẹ góa con mồ côi. Khi họ góa chồng và sống một mình ….
Trên nguyên lý này: Thì bất luận nhà có chủ quyền của ai, ai làm ra kinh tế gia đình, ai là người sở hữu nhà thì Phong Thủy Lạc Việt vẫn lấy nguyên lý: “Dương trước Âm sau” làm nền tảng để quán xét. Dương có thể là nam hoặc nữ theo nguyên lý trên.
Trong ứng dụng phong thủy, vì một nguyên lý lý thuyết đã thất truyền khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử từ hơn 2000 năm trước nên tất cả các phương pháp ứng dụng của lý học Đông phương đều thiếu hẳn một lý thuyết nền tảng phản ánh một thực tại tạo ra nó. Bởi vậy những phương pháp luận của nó và phương pháp ứng dụng đều mơ hồ và một thời bị coi là mê tín dị đoan. Khi cuộc sống hiện đại phát triển, những phương pháp ứng dụng – do thiếu một nền tảng lý thuyết căn bản – nên không phát triển theo kịp cuộc sống hiện đại. Từ đó, các phong thủy gia đưa ra các quan niệm về khả năng ứng dụng mới, không hề có cơ sở hợp lý trong phong thủy. Những quan niệm này cho rằng:
* Bếp phải theo tuổi vợ mà không theo tuổi chống. Vì bếp là nội gia thuộc về người vợ.
* Họ cũng quan niệm rằng: Ngày xưa dưới chế độ phong kiến thì làm nhà theo tuổi đàn ông. Bây giờ nam nữ bình đẳng thì ai là người làm ra kinh tế trong gia đình thì lấy cung phi người đó làm căn bản.
Hoặc giả những phương pháp rời rạc như Dương Trạch Tam Yếu thì lúng túng trong việc phiên tinh tầng nhà, khi những nhà cao tầng xuất hiện. Phương pháp Huyền Không thì lúng túng khi giải thích một loạt những căn nhà phố cùng sơn hướng và kiến trúc giống hệt nhau. Phương pháp Loan Đầu Thủy Pháp thì không liên hệ được những căn nhà trong các khu phố hiện đại khi mà hình thể sông ngòi, thế đất đều được qui hoạch bằng phẳng.
Chính những điều này sẽ cho chúng ta thấy được tính ưu việt của Phong thủy Lạc Việt, vốn là sự tổng hợp của những yếu tố tương tác một cách nhất quán trong một nguyên lý căn để là “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” và thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán , hoàn chỉnh. Trên cơ sở này, Phong Thủy Lạc Việt sẽ giải quyết một cách hợp lý các tình trạng nói trên.
Nguyên tắc nhất quán của Phong Thủy Lạc Việt là:
“Dương trước Âm sau” và “Âm thuận tùng Dương”.
Nguyên lý này được phát biểu nhân danh thực trạng từ khởi nguyên vũ trụ mà tôi đã nói ngay từ phần mở đầu khi giải thích “Thái cực sinh lưỡng nghi”.
Chúng ta không nên hiểu một cách máy móc rằng “Dương là đàn ông” và “Âm là phụ nữ”. Nam Dương, Nữ Âm chỉ là sự phân biệt đồng đẳng cùng loại. Trong cùng loại thì Đực Cái phân Âm dương theo tính đồng đẳng không gian. Nhưng theo chiều thời gian cùng đẳng hướng thì “Dương trước Âm sau”. Giống cái cũng có thể là Dương ,trong trường hợp mẹ con. Vì mẹ trước con sau theo trục thời gian và đẳng hướng.
Đây chính là lý do mà cần phải có cung phi nữ. Việc cần có cung phi nữ trong phi cung Bát trạch thể hiện tính bình đẳng nam nữ trong nền văn hiến Lạc Việt huyền vĩ. Đó chính là thể hiện sự quan tâm đến phụ nữ khi họ là: mẹ góa con mồ côi. Khi họ góa chồng và sống một mình ….
Trên nguyên lý này: Thì bất luận nhà có chủ quyền của ai, ai làm ra kinh tế gia đình, ai là người sở hữu nhà thì Phong Thủy Lạc Việt vẫn lấy nguyên lý: “Dương trước Âm sau” làm nền tảng để quán xét. Dương có thể là nam hoặc nữ theo nguyên lý trên.
Thí dụ:
1) Trong ngôi gia của một cặp vợ chồng trẻ. Ngôi nhà do chính hai vợ chồng này mua và đứng tên chủ quyền. Nhưng họ nuôi thêm một bà chị vợ tật nguyền. Theo nguyên lý “Dương trước Âm sau” thì người chị này chính là Dương và hai vợ chồng người em là Âm. Dù người chồng đứng chủ quyền nhà và thậm chí lớn tuổi hơn chị vợ. Nhưng tính đồng đẳng của người chồng thì là ngang hàng với vợ và là thuộc về thế hệ có sau so với bà chị vợ. Theo nguyên lý Âm thuận tùng Dương thì căn nhà này phải được định hướng theo phi cung Bát trạch của người chị.
2) Trong một ngôi gia của một cặp vợ chồng bỏ tiển mua và đứng chủ quyền, có nuôi một ông bố (hoặc bà mẹ) về hưu và cùng chung sống trong đó là một bà vú (osin), ngày xưa đã từng từng bế ẵm chính ông bố này. Tất nhiên bà vú này đã già và rất lớn tuổi. Trong trường hợp này thì ông bố (hoặc bà mẹ) mới chính là Dương và phải tính bát trạch theo tuổi ông bố (hoặc bà mẹ) này. Bà vú tuy lớn tuổi nhưng không thuộc trục thời gian đẳng hướng. Tức là không cùng huyết thống.
Trên cơ sở này thì hướng bếp cũng phải phù hợp với hướng cung phi bản mệnh của người được qui ước là Dương (Bất luận nam nữ). Điều này cũng phù hợp với tính nhất quán hợp lý trong kiến trúc nhà cửa chính là:
1) Trong ngôi gia của một cặp vợ chồng trẻ. Ngôi nhà do chính hai vợ chồng này mua và đứng tên chủ quyền. Nhưng họ nuôi thêm một bà chị vợ tật nguyền. Theo nguyên lý “Dương trước Âm sau” thì người chị này chính là Dương và hai vợ chồng người em là Âm. Dù người chồng đứng chủ quyền nhà và thậm chí lớn tuổi hơn chị vợ. Nhưng tính đồng đẳng của người chồng thì là ngang hàng với vợ và là thuộc về thế hệ có sau so với bà chị vợ. Theo nguyên lý Âm thuận tùng Dương thì căn nhà này phải được định hướng theo phi cung Bát trạch của người chị.
2) Trong một ngôi gia của một cặp vợ chồng bỏ tiển mua và đứng chủ quyền, có nuôi một ông bố (hoặc bà mẹ) về hưu và cùng chung sống trong đó là một bà vú (osin), ngày xưa đã từng từng bế ẵm chính ông bố này. Tất nhiên bà vú này đã già và rất lớn tuổi. Trong trường hợp này thì ông bố (hoặc bà mẹ) mới chính là Dương và phải tính bát trạch theo tuổi ông bố (hoặc bà mẹ) này. Bà vú tuy lớn tuổi nhưng không thuộc trục thời gian đẳng hướng. Tức là không cùng huyết thống.
Trên cơ sở này thì hướng bếp cũng phải phù hợp với hướng cung phi bản mệnh của người được qui ước là Dương (Bất luận nam nữ). Điều này cũng phù hợp với tính nhất quán hợp lý trong kiến trúc nhà cửa chính là:
Đông trạch thì đông trù, Tây trạch thì Tây trù. (trù = bếp)
Một trường hợp khác:
Một người nữ có chồng và có một cơ sở kinh doanh. Sẽ những trường hợp phải giải quyết về cung phi liên quan đến trạch nhà như sau:
1) Người nữ này kinh doanh một mình không có chồng tham gia.
1- 1: Cơ sở này chung với nhà ở: Vẫn theo tuổi người chồng.
1 – 2: Cơ sở này do vợ thuê không dùng làm nhà ở: Theo tuổi người vợ.
2) Hai vợ chồng cùng kinh doanh, dù người chồng không đứng tên, hoặc chỉ đóng vai trò phụ.
Trường hợp này lấy cung phi người chồng.
Đây là tính nhất quán của Phong thủy Lạc Việt có cơ sở nhận thức thực tế từ khởi nguyên vũ trụ cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người của một lý thuyết thống nhất vũ trụ.
Một người nữ có chồng và có một cơ sở kinh doanh. Sẽ những trường hợp phải giải quyết về cung phi liên quan đến trạch nhà như sau:
1) Người nữ này kinh doanh một mình không có chồng tham gia.
1- 1: Cơ sở này chung với nhà ở: Vẫn theo tuổi người chồng.
1 – 2: Cơ sở này do vợ thuê không dùng làm nhà ở: Theo tuổi người vợ.
2) Hai vợ chồng cùng kinh doanh, dù người chồng không đứng tên, hoặc chỉ đóng vai trò phụ.
Trường hợp này lấy cung phi người chồng.
Đây là tính nhất quán của Phong thủy Lạc Việt có cơ sở nhận thức thực tế từ khởi nguyên vũ trụ cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người của một lý thuyết thống nhất vũ trụ.